[Nguoiviettre] – Nước dừa tốt nhưng có tính âm cao vì thế không nên lạm dụng. F0 có biểu hiện lạnh nhiều, mệt mỏi, đờm loãng nhiều, đầy bụng, chậm tiêu… thì không nên uống.
Nước dừa là một loại nước uống có tác dụng giải khát và cung cấp nhiều dinh dưỡng như đường tự nhiên, chất béo, axít amin, axít hữu cơ và các enzyme, các vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, vitamin C, chất béo, canxi, magie, photpho, kali, natri, selen, đồng, kẽm… tốt cho sức khỏe.
TS.Lương Y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam cho biết với lượng nước và hàm lượng kali dồi dào, nước dừa giúp cân bằng điện giải, giúp cải thiện hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ miễn dịch và cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể. Vì vậy, nước dừa thường được dùng nhằm bổ sung nước và điện giải cho cơ thể trong trường hợp bài tiết mồ hôi quá nhiều, mất nước do sốt, tiêu chảy…
Theo y học cổ truyền, nước dừa vị ngọt mát, tính bình; vào tỳ, thận và vị; tác dụng giải nhiệt, tiêu khát, lợi niệu, giải độc, chỉ huyết. Cùi dừa vị ngọt, tính bình; vào tỳ, thận và vị; tác dụng ích khí bổ dưỡng, nhuận tràng và lợi tiểu. Nước dừa trị say nắng, say nóng, sốt khát nước, nôn mất nước, phù nề, tiểu ít, mụn nhọt lở ngứa, viêm da, chàm chốc, suy nhược…
Theo Hướng dẫn Chăm sóc người mắc Covid-19 tại nhà của Bộ Y tế, nguyên tắc về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cần đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng để duy trì thể trạng, thể chất bình thường, ngăn ngừa biến chứng, giúp người bệnh nhanh hồi phục.
Người bệnh cần uống nhiều nước (40-45ml/kg cân nặng/ngày). Lưu ý là người bệnh nên uống nước ấm và rải rác trong ngày, tránh tình trạng chỉ uống khi thấy khát. Và nước dừa cũng là thức uống tốt để bù nước và điện giải.
“Tuy nước dừa là loại đồ uống bổ dưỡng, cung cấp khoáng chất, các chất điện giải và tăng cường miễn dịch nhưng cũng không nên uống quá nhiều. Một người có thể uống khoảng 300-500ml mỗi ngày (1-2 quả)”, TS Giang nói.
Theo y học cổ truyền nước dừa bổ mát có tính âm cao không nên lạm dụng. Đặc biệt là người hàn lạnh âm thịnh dương suy, miệng không khát nếu uống cho thêm vài lát gừng, và đường phèn đun lên để giảm tính hàn lương.
Ngoài ra, theo TS Giang không dùng nước dừa cho các trường hợp sau:
– Người bị Covid-19 biểu hiện lạnh nhiều, mệt mỏi, đờm loãng nhiều, sợ gió, bụng đầy chậm tiêu…
– Người bị Covid-19 biểu hiện đang sốt cao tự nhiên mồ hôi ra đầm đìa, tay chân lạnh, hạ huyết áp…
– Người bị Covid-19 biểu hiện tiêu hóa kém, đầy bụng, sau khi ăn hay mệt mỏi.
– Người có đường huyết cao, người hư nhược, già yếu…
– Người bị suy thận hoặc bị rối loạn điện giải.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nước dừa non chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, thành phần gồm 95% nước, còn lại là đường và một số vi chất như kali, sắt, canxi, photpho… Mỗi quả dừa non cung cấp khoảng 70kcal. Đây là thức uống bổ dưỡng giúp cơ thể tăng sức đề kháng, phòng bệnh sỏi thận, điều hòa huyết áp và tốt cho tiêu hóa.
Tuy nhiên, không nên uống quá 1-2 quả dừa mỗi ngày và cũng không nên uống thường xuyên vì có thể gây thừa cân. Uống 2 quả dừa là bạn đã nạp 140 kcal, bằng nửa bát cơm. Bạn sẽ phải đi bộ 45 phút hoặc đạp xe 20 phút để đốt cháy số năng lượng này. Ngoài ra cần chú ý lượng đường trong nước dừa. |
Theo Dân Trí
[Nguoiviettre] – Nước dừa tốt nhưng có tính âm cao vì thế không nên lạm dụng. F0 có biểu hiện lạnh nhiều, mệt mỏi, đờm loãng nhiều, đầy bụng, chậm tiêu… thì không nên uống.
Nước dừa là một loại nước uống có tác dụng giải khát và cung cấp nhiều dinh dưỡng như đường tự nhiên, chất béo, axít amin, axít hữu cơ và các enzyme, các vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, vitamin C, chất béo, canxi, magie, photpho, kali, natri, selen, đồng, kẽm… tốt cho sức khỏe.
TS.Lương Y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam cho biết với lượng nước và hàm lượng kali dồi dào, nước dừa giúp cân bằng điện giải, giúp cải thiện hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ miễn dịch và cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể. Vì vậy, nước dừa thường được dùng nhằm bổ sung nước và điện giải cho cơ thể trong trường hợp bài tiết mồ hôi quá nhiều, mất nước do sốt, tiêu chảy…
Theo y học cổ truyền, nước dừa vị ngọt mát, tính bình; vào tỳ, thận và vị; tác dụng giải nhiệt, tiêu khát, lợi niệu, giải độc, chỉ huyết. Cùi dừa vị ngọt, tính bình; vào tỳ, thận và vị; tác dụng ích khí bổ dưỡng, nhuận tràng và lợi tiểu. Nước dừa trị say nắng, say nóng, sốt khát nước, nôn mất nước, phù nề, tiểu ít, mụn nhọt lở ngứa, viêm da, chàm chốc, suy nhược…
Theo Hướng dẫn Chăm sóc người mắc Covid-19 tại nhà của Bộ Y tế, nguyên tắc về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cần đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng để duy trì thể trạng, thể chất bình thường, ngăn ngừa biến chứng, giúp người bệnh nhanh hồi phục.
Người bệnh cần uống nhiều nước (40-45ml/kg cân nặng/ngày). Lưu ý là người bệnh nên uống nước ấm và rải rác trong ngày, tránh tình trạng chỉ uống khi thấy khát. Và nước dừa cũng là thức uống tốt để bù nước và điện giải.
“Tuy nước dừa là loại đồ uống bổ dưỡng, cung cấp khoáng chất, các chất điện giải và tăng cường miễn dịch nhưng cũng không nên uống quá nhiều. Một người có thể uống khoảng 300-500ml mỗi ngày (1-2 quả)”, TS Giang nói.
Theo y học cổ truyền nước dừa bổ mát có tính âm cao không nên lạm dụng. Đặc biệt là người hàn lạnh âm thịnh dương suy, miệng không khát nếu uống cho thêm vài lát gừng, và đường phèn đun lên để giảm tính hàn lương.
Ngoài ra, theo TS Giang không dùng nước dừa cho các trường hợp sau:
– Người bị Covid-19 biểu hiện lạnh nhiều, mệt mỏi, đờm loãng nhiều, sợ gió, bụng đầy chậm tiêu…
– Người bị Covid-19 biểu hiện đang sốt cao tự nhiên mồ hôi ra đầm đìa, tay chân lạnh, hạ huyết áp…
– Người bị Covid-19 biểu hiện tiêu hóa kém, đầy bụng, sau khi ăn hay mệt mỏi.
– Người có đường huyết cao, người hư nhược, già yếu…
– Người bị suy thận hoặc bị rối loạn điện giải.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nước dừa non chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, thành phần gồm 95% nước, còn lại là đường và một số vi chất như kali, sắt, canxi, photpho… Mỗi quả dừa non cung cấp khoảng 70kcal. Đây là thức uống bổ dưỡng giúp cơ thể tăng sức đề kháng, phòng bệnh sỏi thận, điều hòa huyết áp và tốt cho tiêu hóa.
Tuy nhiên, không nên uống quá 1-2 quả dừa mỗi ngày và cũng không nên uống thường xuyên vì có thể gây thừa cân. Uống 2 quả dừa là bạn đã nạp 140 kcal, bằng nửa bát cơm. Bạn sẽ phải đi bộ 45 phút hoặc đạp xe 20 phút để đốt cháy số năng lượng này. Ngoài ra cần chú ý lượng đường trong nước dừa. |
Theo Dân Trí